Tiêu chuẩn USB 3.2 mới nhất sẽ được xác nhận vào tháng 9, và đây là những gì có ý nghĩa đối với máy tính xách tay, điện thoại, và những loại cáp USB-C mới mà bạn vừa mới mua:
Một lịch sử ngắn gọn của USB:
USB, hay Universal Serial Bus, là một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận, đảm bảo rằng nếu bạn mua các thiết bị với công nghệ USB được tích hợp, thì tất cả sẽ kết hợp với nhau một cách trơn tru. Mặc dù ta cần khá nhiều cổng xuất để đối phó với việc gồm chung tất cả các cổng vào một như ngày hôm nay, nhưng nó không là gì so với đầu những năm 90, khi thiết bị ngoại vi máy tính sử dụng các loại kết nối kỳ lạ và phải mất ít nhất nửa giờ để cài đặt và tùy chỉnh cấu hình cho những gì bạn vừa mua về từ cửa hàng công nghệ.
Compaq, DEC, IBM, Intel, Microsoft, NEC và Nortel bắt đầu xây dựng trên chuẩn USB vào năm 1994, với đặc điểm USB 1.0 ban đầu, kéo dài đến tháng 1 năm 1996,với tốc độ 1,5 Mbit/s.
USB 2.0 tiếp theo ra đời vào tháng 4 năm 2000 , tăng tốc lên 480 Mbit/s – tốc độ rất tốt cho một ổ cứng gắn ngoài. Một nâng cấp đáng kể xuất hiện vào tháng 11 năm 2008 với USB 3.0, tăng tốc độ truyền dữ liệu lên tới 5 Gbps trong khi vẫn tương thích được với các thiết bị USB 2.0. Nếu bạn cài đặt USB 3.1 mới nhất vào ngày hôm nay, thì bạn có thể truyền dữ liệu lên tới 10 Gbps, ngay cả khi hầu hết các thiết bị ngoại vi của người tiêu dùng không truyền đạt được tới tốc độ đó. Ngoài ra chuẩn này còn hỗ trợ cung cấp năng lượng tới 100W, đó là lý do tại sao máy tính xách tay bây giờ có thể được sạc qua USB.
Dây, phích cắm và dữ liệu:
Các tiêu chuẩn USB được thiết lập bởi Diễn đàn ứng dụng USB (USB-IF) bao gồm một loạt các công nghệ: Không chỉ các giao thức chuyển dữ liệu, mà còn các loại cáp bạn có thể sử dụng, và các đầu nối ở cuối những dây đó. Cổng USB-C mà chúng ta đã được nghe rất nhiều gần đây cũng được phát triển bởi USB-IF, và nó đã được công bố cùng thời gian với USB 3.1, nhưng nó cũng hoạt động với cáp USB 2.0 và các thiết bị liên quan.
Nói cách khác, cáp của bạn có đầu cắm USB-C ở phần đầu không có nghĩa là bạn đang nhận được mọi ưu thế của USB 3.1. USB-C được thiết kế đặc biệt để tận dụng những lợi ích của USB 3.1, như mang đủ năng lượng để sạc máy tính xách tay – nhưng chúng thực sự là hai tiêu chuẩn riêng biệt, mặc dù có liên quan mật thiết. Cáp sử dụng các kết nối USB-A phẳng quen thuộc vẫn có thể có USB 3.1 bên trong (đầu cáp màu xanh là một cách kiểm tra dễ dàng).
USB-C đã được thiết kế như một cổng kết nối của tương lai, một cổng kết nối với tất cả mọi thứ từ điện thoại đến máy tính xách tay (cũng như là một phần thưởng bổ sung). Thời điểm đó vẫn chưa tới, nhưng vài năm tới USB-C và USB 3.1 sẽ trở thành tiêu chuẩn cho thiết bị điện tử.
Chuẩn USB 3.2:
USB 3.2 là bước tiếp theo từ USB 3.1, nó chỉ mới được USB-IF công bố gần đây, và tính năng chính của nó là hỗ trợ những kết nối sử dụng nhiều làn, trong đó hai làn với tốc độ 5 Gbps hoặc 10 Gbps có thể chạy cùng nhau bằng cách sử dụng thêm dây bên trong cáp USB. Tốc độ truyền tối đa lý thuyết do đó tăng lên đến 20 Gbps.
Ngoài việc tăng tốc độ khá đáng kể, USB 3.2 là một nâng cấp tương đối nhỏ, có thể là lý do tại sao nó chỉ được thêm 0,1 trên số lượng so với USB 3.1. Dĩ nhiên nó vẫn tương thích với các đầu nối USB-C, và trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không phải nâng cấp cáp của bạn nếu máy tính xách tay hoặc điện thoại của bạn sử dụng USB 3.2.
Tiêu chuẩn của USB 3.2 dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 9 nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng thị trường, lịch trình sản xuất, và lợi nhuận. Dù sao đây cũng chỉ là một nâng cấp nhỏ, có nghĩa là các cổng USB sẵn có không cần phải thiết kế hoàn toàn mới để hỗ trợ tiêu chuẩn này.
Tính đường dài để đảm bảo kết nối USB tương thích trong tương lai:
Thông tin tốt cho người tiêu dùng là các tiêu chuẩn USB cũ vẫn còn tiếp tục được sử dụng trong một thời gian dài, và các tiêu chuẩn mới hơn thường tương thích ngược – các loại cáp mới sẽ hoạt động với các máy tính và điện thoại cũ, chỉ không có tính năng mới. Nói cách khác, bạn không nhất thiết phải nâng cấp điện thoại thông minh dùng cổng microUSB lên một thiết bị mới dùng USB-C ngay lập tức, vì microUSB sẽ được hỗ trợ trong một thời gian dài.
Dù vậy, nếu muốn đảm bảo thiết bị của mình sẽ còn tương thích rất lâu trong tương lai, hãy tìm các thiết bị và cáp đi kèm có cổng USB-C và hỗ trợ USB 3.1. Bạn có thể không nhận được tốc độ cực nhanh khi bạn kết nối chúng với thiết bị cũ hơn, nhưng chúng sẽ sẵn sàng cho đợt nâng cấp phần cứng tiếp theo.
Sự ra đời của USB 3.2 có nghĩa là một số loại cáp hiện có sẽ có khả năng tăng gấp đôi tốc độ truyền dữ liệu, miễn là nó tương thích với chuẩn USB 3.1 hiện thời. Nếu bạn đang sử dụng cáp USB 3.1 gen 1 hoặc gen 2 với các đầu nối USB-C, chúng sẽ có thể gửi dữ liệu nhanh gấp đôi – 2 x 5 Gbps hoặc 2 x 10 Gbps – nhờ công nghệ nhiều làn ở USB 3.2 . Tất nhiên bạn vẫn cần thiết bị hỗ trợ chuẩn USB 3.2 mới ở mỗi đầu của cáp, nhưng bản thân cáp không cần nâng cấp để có tốc độ gấp đôi.
Leave a Reply